Luật Đất đai 2024 vừa được Quốc hội sẽ có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 vào ngày 1/1/2025. Giới chuyên gia đánh giá các quy định mới theo đó sẽ có tính đồng bộ hóa hơn, dù không thể giải quyết được hết tất cả những sẽ tháo gỡ được các vướng mắc trọng yếu của thị trường bất động sản hiện nay.

Chia sẻ với truyền thông, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc CBRE Vietnam, cho biết có rất nhiều khái niệm, điều khoản về luật được thay đổi trong thời gian tới và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc định hình chiến lược kinh doanh của các chủ đầu tư. Điển hình nhất là quy định chủ đầu tư không được thu tiền đặt cọc quá 5% giá trị bất động sản cho đến khi ký hợp đồng mua bán, buộc các chủ đầu tư phải tính toán lại dòng tiền. Hay các quy định tại Luật Đất đai 2024 sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc phê duyệt dự án.

“Ba luật mới gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản cùng có hiệu lực vào ngày 1/1/2025. Do đó, 2024 là giai đoạn giao thoa trong thời kỳ mới mà ở đó các doanh nghiệp bất động sản định hình lại chiến lược phát triển, chiến lược đầu tư; đồng nhà đầu tư cá nhân cũng định hình lại kế hoạch đầu tư”, ông Kiệt nhấn mạnh.

Quan sát thị trường trong thời gian qua, chuyên gia CBRE cho rằng tiền của người dân và nhà đầu tư vẫn còn, nhu cầu và năng lực để mua bất động sản hoàn toàn có nhưng nhà đầu tư vẫn đắn đo, không quyết định bởi niềm tin trên thị trường gặp rất nhiều áp lực từ các thay đổi chính sách vĩ mô, pháp lý, lãi suất tăng rất cao trong giai đoạn đầu năm…

 

2024 sẽ là năm giao thoa giữa rất nhiều yếu tố, trước khi các luật mới được áp dụng, ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư của chủ đầu tư lẫn nhà đầu tư.

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc CBRE Vietnam

Đến thời điểm hiện tại, niềm tin của nhà đầu tư đã được cải thiện rất nhiều và dựa trên những yếu tố tích cực từ cuối năm 2023, Giám đốc CBRE cho rằng thị trường năm 2024 sẽ có sự cải thiện nhưng tốc độ phục hồi sẽ có sự khác biệt ở các đô thị lớn. 

Ở thị trường TP HCM, một trong những vấn đề lớn nhất là pháp lý nguồn cung mới, ngay cả những chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh vẫn vướng vào vấn đề này. Do đó, thị trường chưa thể có sự cải thiện đột biến, ít nhất làtrong năm 2024 và chưa thể quay trở lại thời vàng son như trước đây.

“Chúng ta đều mong muốn giá chung cư giảm để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nhưng thực trạng phản ánh giá sơ cấp vẫn tăng, dù tốc độ giảm nhiều so với giai đoạn trước đây.

Riêng nhà liền thổ vẫn chưa thấy “ánh sáng mạnh mẽ” bởi đến nay vẫn chưa có dự án quy mô đủ lớn để tạo sự đột biến cho thị trường. Năm 2023 vẫn có một vài dự án nhà liền thổ được công bố ra thị trường nhưng giá bán rất cao, hạn chế khả năng tiếp cận của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể mua ở thị trường thứ cấp nếu có nhu cầu”, Giám đốc CBRE chia sẻ.

Thị trường Hà Nội được chuyên gia dự báo sẽ chuyển động tích cực hơn khi nhiều chủ đầu tư định hình chiến lược kinh doanh Bắc tiến, bao gồm các chủ đầu tư nước ngoài. Xu hướng này đi ngược lại với trước đây – chủ đầu tư phía Bắc mở rộng vào thị trường các tỉnh phía Nam. 

Chuyên gia đánh giá nguồn cung nhà ở nói chung tại thị trường phía Bắc trong năm 2024 sẽ được cải thiện, thậm chí tăng nhiều so với năm 2023 và mức độ hấp thụ cũng sẽ tốt hơn. Tốc độ tăng giá đối với các dự án căn hộ sơ cấp cũng tốt hơn so với thị trường TP HCM.

“Khác với TP HCM, sản phẩm nhà phố lại là thế mạnh tại thị trường Hà Nội. Khi trao đổi với các chủ đầu tư và nhà đầu tư, chúng tôi nhận thấy xu hướng người mua chấp nhận lựa chọn nhà ở có vị trí xa trung tâm hơn (30 – 45 phút đi xe) với mức giá không quá thấp nhưng đổi lại môi trường sống tốt hơn, bởi một trong những trở lại lớn nhất là áp lực giao thông ở khu vực trung tâm quá lớn”, chuyên gia nhận định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0876 242 242