Giá lúa gạo hôm nay

Tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (1/3) giảm nhẹ. Ghi nhận cho thấy, lúa Đài thơm 8 tăng 200 đồng/kg, nâng giá bán lên mức 7.800 – 8.000 đồng/kg. 

Nếp có giá ổn định. Cụ thể, 7.400 – 7.600 đồng/kg là mức giá nếp Long An (tươi). Cao hơn là giá nếp 3 tháng (tươi) hiện đang trong khoảng 7.600 – 7.800 đồng/kg. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

– Nếp 3 tháng (tươi)

kg

7.600 – 7.800

– Nếp Long An (tươi)

kg

7.400 – 7.600

– Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

– Nếp Long An (khô)

kg

– Lúa IR 50404

kg

7.200 – 7.300

– Lúa Đài thơm 8

kg

7.800 – 8.000

+200

– Lúa OM 5451

kg

7.300 – 7.400

– Lúa OM 18

kg

7.600 – 7.800

– Nàng Hoa 9

kg

7.500 – 7.700

– OM 380

Kg

– Lúa Nhật

kg

7.800 – 8.000

– Lúa IR 50404 (khô)

kg

– Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

Giá gạo

ĐVT 

Giá bán tại chợ (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

– Nếp ruột

kg

16.000 – 18.000

– Gạo thường

kg

15.000 – 16.000

– Gạo Nàng Nhen

kg

26.000

– Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 – 20.000

– Gạo thơm Jasmine

kg

17.500 – 19.000

– Gạo Hương Lài

kg

21.000

– Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

– Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

– Gạo Sóc thường

kg

18.000 – 18.500

– Gạo Sóc Thái

kg

19.500

– Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

– Gạo Nhật

kg

22.000

– Cám

kg

9.000 – 10.000

Bảng giá lúa gạo hôm nay 1/3 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Theo ghi nhận tại chợ An Giang, giá gạo lặng sóng. Trong đó, gạo thường tiếp tục dao động trong khoảng 15.000 – 16.000 đồng/kg.

 

Đối với cám, giá bán tiếp tục đứng yên trong khoảng 9.000 – 10.000 đồng/kg.

Ảnh: Lạc Yên

Định hướng và giải pháp phát triển thị trường gạo năm 2024

Nhận diện tình hình thương mại gạo toàn cầu trong năm 2024, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, thị trường này đang tiếp tục chịu tác động gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo của các quốc gia. Cho nên, toàn bộ những sự thay đổi về chính sách, biến động về cung cầu và khuynh hướng giá cả của các quốc gia tiêu thụ gạo trên thế giới đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành gạo Việt Nam.

Để chuẩn bị cho những biến động sắp tới, Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, khẩn trương hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và thuận lợi cho các thương nhân xuất khẩu gạo. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ động đàm phán để đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, tận dụng cơ hội chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng để tăng cường tính cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam.

Đồng thời tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường thương mại gạo thế giới. Tăng cường tính linh hoạt trong tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp giữa hình thức truyền thống và trực tuyến nhằm tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác về thương mại gạo với các thị trường truyền thống như Indonesia, khu vực châu Phi, Trung Quốc…

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực, phát triển chuỗi cung ứng, thông qua hướng dẫn, hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh doanh, thông tin thị trường, đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế.

Phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của thương nhân về các quy định tại các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Hiệp định song phương để tận dụng tối đa lượng hạn ngạch thuế quan dành cho lượng hạn ngạch cho Việt Nam, theo báo Thanh tra.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0876 242 242