Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát tại chợ An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (23/1) được ghi nhận tăng. Cụ thể, giá lúa Nàng Hoa 9 tăng 300 – 400 đồng/kg lên khoảng 9.800 – 9.900 đồng/kg. Trong khi đó, các thương lái thu mua giống lúa khác với giá không đổi. 

Cùng thời điểm khảo sát, nếp 3 đùm tháng (khô) hiện đang có giá 11.000 – 11.400 đồng/kg – tăng 200 đồng/kg. Riêng nếp Long An (khô) vẫn được bán với giá 9.600 – 10.000 đồng/kg. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước

– Nếp 3 tháng (tươi)

kg

– Nếp Long An (tươi)

kg

– Nếp 3 đùm tháng (khô)

kg

11.000 – 11.400

+200

– Nếp Long An (khô)

kg

9.600 – 10.000

– Lúa IR 50404

kg

9.000 – 9.200

– 

– Lúa Đài thơm 8

kg

9.600 – 9.800

– 

– Lúa OM 5451

kg

9.100 – 9.400

– 

– Lúa OM 18

kg

9.200 – 9.500

– 

– Nàng Hoa 9

kg

9.800 – 9.900

+300 – 400

– OM 380

Kg

8.800

– Lúa Nhật

kg

7.800 – 8.000

– Lúa IR 50404 (khô)

kg

– Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

15.000

Giá gạo

ĐVT 

Giá bán tại chợ (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước

– Nếp ruột

kg

16.000 – 22.000

– Gạo thường

kg

15.000 – 16.000

– Gạo Nàng Nhen

kg

26.000

– Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 – 20.000

– Gạo thơm Jasmine

kg

17.500 – 19.000

– Gạo Hương Lài

kg

19.500

– Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

– Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

– Gạo Sóc thường

kg

17.500 – 19.000

– Gạo Sóc Thái

kg

19.500

– Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

– Gạo Nhật

kg

22.000

– Cám

kg

9.000 – 10.000

Bảng giá lúa gạo hôm nay 23/1 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo thường hiện vẫn ổn định ở mức 15.000 đồng/kg. Theo đó, gạo Nàng Nhen được bán với giá cao nhất là 26.000 đồng/kg. 

 

Cùng thời điểm khảo sát, giá cám ổn định trong khoảng 9.000 – 10.000 đồng/kg. 

Nguồn: Thư Nguyễn

Thị trường gạo trên toàn cầu khủng hoảng

Thị trường gạo trên toàn cầu đang phải đối mặt với một khủng hoảng nghiêm trọng – tình trạng thiếu hụt gạo tồi tệ nhất trong vòng hai thập kỷ, chủ yếu là do các hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ.

Cuộc khủng hoảng này đã gây ra sự dao động lớn về nguồn cung và giá cả gạo trên toàn thế giới khiến thị trường quốc tế chao đảo.

Ấn Độ, với thị phần chiếm 40% trong thương mại gạo quốc tế, đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu, bắt đầu từ tháng 9 năm 2022 với lệnh cấm đối với gạo tấm và thuế xuất khẩu 20%. 

Các biện pháp này đã khiến giá gạo toàn cầu tăng mạnh, lên đến 15-20%, đạt mức cao kỷ lục chưa từng thấy trong gần 12 năm, theo Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế.

Tác động của quyết định này không chỉ giới hạn ở mức độ quốc tế mà còn tạo ra mối đe dọa đáng kể đối với an ninh lương thực. Các quốc gia phát triển phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã chịu tác động nặng nề nhất. 

Đối với Ấn Độ, đây là một động thái chiến lược nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước và kiểm soát giá gạo, đặc biệt là trong bối cảnh chi phí năng lượng và phân bón đang tăng cao, theo doanhnghiephoinhap.vn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0876 242 242