Đã thấy tín hiệu phục hồi ở thị trường Mỹ
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:8.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:107%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,sans-serif;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Tại Hội nghị giao ban các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản năm 2023, Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết kim ngạch xuất khẩu lâm sản 7 tháng năm 2023 ước đạt 7,8 tỷ USD, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7,2 tỷ USD, giảm 26%; lâm sản ngoài gỗ đạt 580 triệu USD, giảm 15%.
Xuất khẩu lâm sản sang 5 thị trường chính, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc ghi nhận giảm mạnh. Trong đó, Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành gỗ, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm ghi nhận mức giảm sâu nhất tới 40%.
Khó khăn ở thị trường Mỹ vẫn còn nhiều, tuy nhiên những tín hiệu tích cực đã bắt đầu xuất hiện. Nhận định về triển vọng ngành gỗ 5 tháng cuối năm, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết đã thấy tín hiệu phục hồi kinh tế ở Mỹ.
Cụ thể, số liệu của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho thấy tăng trưởng GDP (số liệu điều chỉnh lần thứ 3) là 2%, tăng từ mức 1,3% công bố đợt tháng 5 và cao hơn 0,3% so với dự báo của các cơ quan phân tích. Dữ liệu mới đã góp phần khiến bức tranh kinh tế của Mỹ giai đoạn đầu năm trở nên khả quan hơn.
Bên cạnh đó, giữa tháng 7 vừa qua DOC đã công bố quyết định sơ bộ quyết định điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm gỗ dán cứng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Do vậy, Chủ tịch Viforest dự báo khả năng các mặt hàng này xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ tăng trưởng trở lại.
Nhìn lại giai đoạn 7 tháng đầu năm, ngành gỗ đã trải qua những giai đoạn khó khăn trong vòng 25 năm gần đây. Ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản lao dốc do nhiều yếu tố, trong đó lạm phát gia tăng ở các thị trường chính như Mỹ, EU khiến người tiêu dùng thắt chặt tiêu dùng các sản phẩm không thiết yếu, trong đó có sản phẩm từ gỗ.
Ngoài ra, giá gỗ và sản phẩm từ gỗ cũng giảm, kéo theo sự đi xuống của kim ngạch xuất khẩu ngành. Cụ thể, giá dăm gỗ đã giảm từ 195 USD/tấn năm 2022 xuống còn 135 USD/tấn trong 7 tháng đầu năm 2023; giá viên nén gỗ giảm mạnh từ 180 USD/tấn xuống còn 100 USD/tấn.
Xung đột chính trị Nga – Ukraine cùng với những chính sách bảo hộ và phòng vệ thương mại của các quốc gia cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc thương mại hóa sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Theo đó, tần suất ngành gỗ đối diện với các vụ việc phòng vệ thương mại ngày càng dày. Từ 2015 tới năm 2019, ngành gỗ chỉ đối diện với hai vụ việc sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Thổ Nhỹ Kỳ và Hàn Quốc.
Trong khi đó, từ năm 2020 cho tới nay ngành gỗ đã đối diện với 5 vụ việc, trong đó 4 vụ việc xuất phát từ thị trường Mỹ (vụ việc 301, gỗ dán cứng, tủ gỗ, sản phẩm sử dụng mặt đá nhập từ Trung Quốc); 1 vụ việc xuất phát từ thị trường Canada.
Yêu cầu về nguyên liệu gỗ bền vững ngày càng cao và khắt khe
Thực tế, doanh nghiệp ngành gỗ Việt hiện xuất khẩu sang trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tuy nhiên những yêu cầu của các thị trường gần đây ngày càng cao và khắt khe hơn, đặc biệt về nguyên liệu.
Ông Đỗ Xuân Lập cho biết xuất khẩu sang thị trường EU, doanh nghiệp phải tuân thủ quy định mới về chống phá rừng cũng như trách nhiệm giải trình VPA FLEGT (Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản) và Quy định 1115 (Quy định nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng và làm suy thoái rừng).
Còn thị trường Nhật yêu cầu các sản phẩm gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này có chứng chỉ bền vững.
Hay thị trường Đức hiện đang áp dụng Luật nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, tác động gián tiếp đến các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Các nhà nhập khẩu phía Đức yêu cầu nhà xuất khẩu Việt Nam cung cấp thêm các chứng nhận liên quan nguồn gốc sản phẩm, tình trạng sử dụng lao động, tiền lương, xử lý chất thải, các chứng chỉ amfori BSCI, SA 8000, SMETA, FSC,….
Một yêu cầu khác đến từ Chính phủ Canada, doanh nghiệp cần thực hiện các quy định trong Tài liệu khung về quy định đối với việc ghi nhãn và hàm lượng tái chế của sản phẩm nhựa…
Để đáp ứng những yêu cầu của các thị trường, ông Đỗ Xuân Lập cho rằng cần tổ chức đàm phán để thống nhất quy định về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp của các thị trưởng nhập khẩu. Đây là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển gỗ rừng trồng bền vững.
Đại diện Viforest đề nghị Cục Lâm nghiệp có hướng dẫn và đưa có khuyến cáo các doanh nghiệp cần thực hiện và sử dụng đa dạng hóa các chứng chỉ gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn đã được pháp luật công nhận, bao gồm chứng chỉ quốc tế và chứng chỉ của Việt Nam.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương phối hợp với các Bộ, ngành trao đổi/ đàm /giới thiệu các chứng chỉ quản lý rừng quốc gia của Việt Nam, đồng thời đề nghị các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam công nhận chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
Về lâu dài, Viforest đề xuất thí điểm mô hình phát triển doanh nghiệp theo hướng kinh tế xanh, trong đó hướng tới cam kết Net Zero trong ngành gỗ.
Các doanh nghiệp đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ ngành đề xuất hoặc ban hành khung pháp lý quy định cụ thể về triển khai cam kết Net Zero. Đồng thời hỗ trợ chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp trong việc triển khai các hoạt động sản xuất xanh trong nhà máy chế biến gỗ để giảm phát thải carbon.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị khẳng định ngành gỗ đóng vai trò quan trọng trong lộ trình thực hiện cam kết giảm phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050 của Chính phủ.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị khuyến cáo người dân trồng rừng theo các chứng chỉ bền vững, gia tăng nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường. Còn các doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ và ưu tiên nguyên liệu trong nước có nguồn gốc rõ ràng nhằm giảm giá thành sản xuất.
“Đổi mới công nghệ cũng là hình thức để chúng ta giảm phát thải carbon, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.