Giá ure có thể tăng trở lại sau

Mới đây, Trung Quốc vừa yêu cầu một số doanh nghiệp tạm dừng xuất khẩu urê sau khi giá trong nước tăng vọt. Bloomberg cho rằng bất kỳ động thái thắt chặt nguồn cung nào của nước sản xuất và xuất khẩu urê hàng đầu thế giới này có thể khiến tạo ra sự xáo trộn cho thị trường và đẩy giá urê lên cao.

Trước khi thông tin này được công khai trên truyền thông, giá urê dạng hạt FOB Trung Đông trong ngày 6/9 đã đạt mức 434 USD/tấn, mức cao nhất kể từ cuối tháng 1 đến nay, tuy nhiên mức giá này vẫn giảm 53% so với mức đỉnh 3 năm 929 USD/tấn vào tháng 11/2021, số liệu của Investing.

Đến ngày 8/9, giá ure đã xu hướng sụt giảm phiên giao dịch liên tiếp và dừng lại ở mức 400 USD/tấn, giảm 28-34 USD/tấn, song vẫn ở mặt bằng cao kể từ đầu đến nay.

 (Nguồn: Phạm Mơ tổng hợp từ Investing)

Trao đổi với người viết, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) cho rằng trường hợp Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu urê sẽ tác động rất lớn đến thị trường thế giới vì đây là một trong những cường quốc sản xuất và xuất khẩu urê.

Sự kiện này cùng với việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc biển Đen có thể khiến giá urê thế giới tăng và giá urê của thị trường Việt Nam cũng cùng pha.

Tuy nhiên trong nhiều cuộc trao đổi trước đó, chuyên gia này cũng khẳng định rằng giá phân bón nói chung và urê nói riêng sẽ không thể cao như năm 2022, trừ khi xảy ra những tình huống bất ngờ như xung đột chính trị.

“Những động thái từ hai nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Nga có thể mở ra cơ hội cho các nước xuất khẩu phân bón khác, trong đó có Việt Nam”, ông Phùng Hà nói.

 

Đại diện FAV cho biết 4 nhà máy phân ure lớn của Việt Nam sản xuất khoảng 2,6 triệu tấn/năm. Trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 1,8 triệu tấn/năm. Do đó, các doanh nghiệp vừa cung cấp cho thị trường trong nước vừa đẩy mạnh xuất khẩu.

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý của nước ta cũng có thể có động thái kiểm soát xuất khẩu nếu nguồn cung trong nước thiếu hụt. Do vậy, thị trường trong nước vẫn là ưu tiên số 1.

Đã có doanh nghiệp Hàn Quốc hỏi mua urê Việt Nam

Sau cơn sốt phân bón năm 2022, xuất khẩu của Việt Nam đang có sự chững lại. 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu gần phân bón với kim ngạch hơn 391 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 46% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.

Hiện, Việt Nam đang xuất khẩu sang khoảng 11 thị trường chính, trong đó Campuchia, Malaysia, Hàn Quốc, Lào là bốn thị trường tiêu thụ phân bón Việt Nam nhiều nhất, lần lượt chiếm tỷ trọng 36,2%; 6%; 5,1% và 3,1% tổng lượng phân bón xuất khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm.

 

Trong khi đó, Bloomberg cho biết Ấn Độ, Hàn Quốc, Myanmar và Australia là những thị trường tiêu thụ nhiều urê của Trung Quốc nhất, lần lượt chiếm tỷ trọng 17%; 15%; 10% và 8% trong 7 tháng đầu năm.

Ông Phùng Hà cho rằng việc doanh nghiệp Trung Quốc phải ngừng xuất khẩu urê sẽ tạo ra một khoảng trống lớn về nguồn cung cho các nước trên. Và Việt Nam có thể hưởng lợi từ thị trường Hàn Quốc.

Theo vị này, Hàn Quốc sử dụng rất ít phân bón hóa học cho ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nước này lại dùng nhiều urê để sản xuất dung dịch urê – hợp chất được sử dụng để cắt giảm khí thải đối với các loại xe ô tô sử dụng nhiên liệu diesel.

Hiện nay, Hàn Quốc có 4 triệu phương tiện cần loại nhiên liệu này. Năm 2021, Hàn Quốc thiếu hụt urê từng khiến cho ngành vận tải nước này tê liệt.

“Urê là mặt hàng quan trọng với Hàn Quốc, họ chắc chắn sẽ chuyển sang nhập hàng của Việt Nam. Ngay sau khi có thông tin Trung Quốc yêu cầu tạm dừng xuất khẩu urê, một số doanh nghiệp Hàn Quốc đã liên hệ muốn nhập hàng của doanh nghiệp Việt”, ông Phùng Hà nói.

Còn về các thị trường khác như Ấn Độ và Australia, Phó Chủ tịch FAV cho rằng tiềm năng không nhiều bởi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu urê sang các nước Đông Nam Á nhờ lợi thế vị trí địa lý gần, chi phí logistics rẻ.

Lượng urê dư thừa chỉ đủ cung cấp cho những thị trường truyền thống này, nếu “thả” cho doanh nghiệp xuất khẩu có thể tạo ra sự xáo trộn thị trường và giá cả trong nước. Do vậy cơ quan quản lý sẽ theo dõi và có giải pháp phù hợp, vừa đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước, vừa tận dụng cơ hội xuất khẩu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0876 242 242