Sự kiện Tổng thống Mỹ Joe Biden sang thăm Việt Nam trong 2 ngày 10 và 11/9 đã giúp thị trường khởi đầu phiên 11/9 với sắc xanh lan tỏa. VN-Index nhanh chóng chạm ngưỡng 1.250 tuy nhiên không thể duy trì mốc này đến cuối phiên. Mốc 1.250 được kiểm định lần thứ 2 trong tuần tại phiên ngày 13/9 và một lần nữa VN-Index vẫn quay đầu vào cuối phiên.

Mốc hỗ trợ trong tuần của VN-Index được xác lập tại 1.220 với 2 lần chỉ số hồi phục tại mốc này. Chốt tuần tại 1.227,36, VN-Index giảm 14,12 điểm, tương đương giảm 1,14% so với tuần trước.

Ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index là GAS với mức tăng 7,2% đã giúp chỉ số tăng hơn 3,6 điểm trong tuần. Nhóm ngân hàng đã trở lại vai trò dẫn dắt chỉ số khi chiếm 6/10 vị trí ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index, bao gồm các mã VPB, VIB, CTG, HDB, VCB và MBB.

Trong khi đó, bộ đôi cổ phiếu “họ Vingroup” là VIC và VHM tiếp tục bị bán mạnh gây ảnh hưởng lớn đến VN-Index, hai mã này lần lượt kéo chỉ số giảm 5 điểm và 3,6 điểm.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên sàn HOSE

Thống kê cho thấy, khối ngoại liên tục bán ròng cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát kể từ quý I đến nay. Trái với diễn biến của dòng vốn ngoại, trong tương quan biến động 3 tháng trở lại đây, HPG được đánh giá là một trong những cổ phiếu dẫn dắt tốt cho xu hướng tăng của thị trường. Tính tại giá kết phiên 15/9 là 27.600 đồng/cp, thị giá HPG đang neo tại vùng đỉnh trong hơn một năm trở lại đây.

Chiều mua ròng, VIX sau khi lọt vào danh mục FTSE đã được mua ròng 224 tỷ trong tuần và là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất.

Theo kết quả mới đây, tại đợt cơ cấu danh mục quý III, FTSE Rusell đã thêm cổ phiếu của Chứng khoán VIX vào rổ FTSE Vietnam Index. Kết quả này không nằm ngoài dự báo của bộ phận phân tích thuộc nhiều công ty chứng khoán trong nước, do VIX đã đảm ứng các tiêu chỉ để được thêm mới tại đợt cơ cấu lần này.

Sau kết quả trên, số lượng cổ phiếu trong danh mục FTSE Vietnam Index tăng từ 23 mã lên thành 24 mã. VIX cũng được thêm vào rổ chỉ số FTSE Vietnam-AllShare Index, ngược lại CTR của Viettel Construction bị loại ra.‎

Đứng thứ hai trong danh mục được giải ngân là PDR với 223,6 tỷ đồng. Top cổ phiếu mua ròng tuần này của khối ngoại còn có sự góp mặt của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như VNM (193,1 tỷ đồng), VCB (1511,9 tỷ đồng), PNJ (70,9 tỷ đồng), MBB (47 tỷ đồng), EIB (40,7 tỷ đồng), …

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên sàn HNX

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 12 tỷ đồng.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng hơn 27,5 tỷ đồng gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Bên cạnh đó, danh mục rót ròng có sự góp mặt của IDC (17,2 tỷ đồng), TIG (5,5 tỷ đồng), TSB (5,2 tỷ đồng), BVS (5,2 tỷ đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại tập trung bán ròng 36,8 tỷ đồng ở cổ phiếu SHS, theo sau là 14,5 tỷ đồng mã CEO. Cùng với đó là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu như NVB, MBS, HUT, … với giá trị thấp hơn.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên thị trường UPCoM

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại quay đầu mua ròng với quy mô hơn 30 tỷ đồng.

Tại chiều mua, cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn dẫn đầu với quy mô hơn 17,9 tỷ đồng. Kế tiếp NĐT nước ngoài cũng gom ròng 11,7 tỷ đồng mã LTG và các giao dịch tương tự với quy mô thấp hơn như QNS (6,2 tỷ đồng), MPC (5,7 tỷ đồng), MCH (2,9 tỷ đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng mạnh nhất hơn 8,1 tỷ đồng ở cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP. Theo sau là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu VGG (5,3 tỷ đồng), ACV (5,2 tỷ đồng), VTP (2,2 tỷ đồng), PVM (0,6 tỷ đồng), …

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0876 242 242