Đồ họa: Alex Chu.

Theo tổng hợp từ 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính, tính đến cuối quý IV/2023, có tới 23/28 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng lên so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, nếu so với thời điểm cuối quý III, đã có 21 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu cải thiện.

Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng quay đầu giảm trong quý IV nhờ mức tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và số dư nợ xấu đi xuống. Tính chung 28 ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2023 là 1,93%, tăng 0,31 điểm % so với đầu năm nhưng đã giảm 0,32 điểm % nếu so với mốc thời gian cuối quý III/2023. 

Bac A Bank tiếp tục là ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, ở mức 0,92%, tăng 0,37 điểm % so với cuối năm ngoái. Vietcombank đứng ở vị trí thứ hai với tỷ lệ nợ xấu 0,98%, tăng 0,3% so với năm ngoái. Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank đã có sự cải thiện so với quý III.

VietinBank đứng vị trí tứ ba trong bảng xếp hạng, với tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,13%, giảm 0,11 điểm % so với đầu năm. Vị trí thứ 4 thuộc về Techcombank, với tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,16%. Tương tự như Vietcombank và VietinBank, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank cũng được cải thiện trong quý IV. 

 Tỷ lệ nợ xấu nội bảng được tính bằng tỷ lệ của tổng số dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trên tổng cho vay khách hàng của ngân hàng. 

Sau khi đạt vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng vào quý III, ACB đã tụt xuống hạng 5 khi tỷ lệ nợ xấu gần như đi ngang trong quý IV. 

Những vị trí còn lại trong Top 10 lần lượt thuộc về các ngân hàng: BIDV, LPBank, VietABank, MB và HDBank.

So với cuối năm ngoái, có 5 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu cải thiện là VietinBank (giảm 0,11 điểm %), LPBank (giảm 0,12 điểm %), SaigonBank (giảm 0,1 điểm %), VietBank(giảm 1,09 điểm %) và VPBank (giảm 0,72 điểm %).

Trong danh sách 21 ngân hàng hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm so với quý III, VietBank đang dẫn đầu (giảm 1,5 điểm %), tiếp đến là LPBank (giảm 1,45 điểm %) và OCB (giảm 0,99 điểm %).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0876 242 242