Dự án FDI lớn nhất trong năm qua là dự án của LG Innotek ở Hải Phòng. Hồi tháng 6/2023, UBND Thành phố Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh tăng vốn cho Dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng giai đoạn 2023 – 2025 với số vốn 1 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư của dự án lên hơn 2 tỷ USD.   

Dự án Nhà máy LG Innotek Hải Phòng (Khu công nghiệp Tràng Duệ) do Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng làm chủ đầu tư, được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2016, đi vào hoạt động chính thức năm 2020. Nhà máy chuyên sản xuất các loại linh kiện điện tử cho ngành công nghiệp ô tô, di động, module camera điện thoại.       

Hiện nay, Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam là gần 82 tỷ USD, trong đó có gần 11 tỷ USD (chiếm 14% cả nước) tập trung tại TP Hải Phòng và phần lớn là nằm trong Khu kinh tế. Đến nay, Tập đoàn LG đã đầu tư vào Hải Phòng 7,24 tỷ USD (LG Electronics, LG Display, LG Innotek, LG CNS, LG Chemical – 2 dự án, LG International) và 50 doanh nghiệp vệ tinh khác.  

Ngoài dự án trên, năm 2023, Hải Phòng thu hút thêm dự án nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao Ecovance tổng mức đầu tư 500 triệu USD từ Tập đoàn SK của Hàn Quốc.  

 

Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh tăng vốn cho Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng. (Ảnh: Cổng TTĐT TP Hải Phòng).

Dự án lớn thứ hai thuộc về Jinko Solar Holding – tập đoàn sản xuất tấm quang năng đến từ Trung Quốc. 

Cuối tháng 10/2023, Quảng Ninh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam với tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD cho Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam, công ty con của Jinko Solar Holding.      

 

Một dự án khác cũng được Quảng Ninh trao giấy chứng nhận đầu tư là dự án Nhà máy Liteon Quảng Ninh, với tổng vốn đầu tư 690 triệu USD. Công ty Liteon Việt Nam trực thuộc Tập đoàn điện tử Liteon, đơn vị tiên phong trong lĩnh vực quang học và điện tử của Đài Loan (Trung Quốc).    

 

Tập đoàn của Trung Quốc đầu tư 400 triệu USD xây nhà máy linh kiện điện tử tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. (Ảnh: VSIP).

 

 

 

Bắc Ninh trong năm qua cũng thu hút được một số dự án quy mô lớn. Hồi tháng 8, Tập đoàn Victory Giant Technology (Trung Quốc) chuyên sản xuất, kinh doanh các linh kiện điện tử, chất bán dẫn, vừa lựa chọn khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh là địa điểm để triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy với tổng mức đầu tư 400 triệu USD, dự kiến khi đi vào hoạt động tạo ra giá trị sản xuất mỗi năm đạt khoảng 1 tỷ USD.

Tháng 10 cùng năm, Bắc Ninh đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Amkor Technology Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C. 

Nhà máy Amkor Technology Việt Nam có tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD, chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn I là 520 triệu USD và dự kiến tới năm 2035 sẽ tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động.

Năm qua, Bà Rịa – Vũng Tàu có một dự án FDI lọt nhóm 10 dự án quy mô lớn nhất đến từ Tập đoàn Hyosung  của Hàn Quốc. Hồi tháng 12/2023, sau khi khảo sát, tập đoàn nà đã quyết định đầu tư dự án nhà máy sản xuất sợi sinh học (nguyên liệu làm sợi vải spandex) từ đường thô, với trị giá khoảng 720 triệu USD tại KCN Phú Mỹ 2.

Lãnh đạo Tập đoàn Hyosung tặng quà lưu niệm ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. (Ảnh: Báo Bà Rịa – Vũng Tàu).

Bình Phước cũng có một dự án FDI lớn nhất từ trước đến nay. Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Haohua Việt Nam đã được UBND tỉnh Bình Phước trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Shandong Haohua Tire (Trung Quốc). 

Dự án nhà máy sản xuất lốp xe Haohua Việt Nam triển khai tại Khu công nghiệp Minh Hưng Sikico (xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản). Dự án có quy mô 43ha với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD. Đến nay, đây là dự án đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất rót vốn vào Bình Phước.

Nhà máy sản xuất lốp xe Haohua Việt Nam sản xuất hai nhóm sản phẩm (gồm lốp radial bán thép và lốp radial toàn thép) cho xe ô tô và các loại xe khác.

Theo dự kiến, công suất hằng năm của nhà máy đạt 14,4 triệu bộ, giá trị khoảng 770 triệu USD. Ngoài ra, nhà máy góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 1.600 lao động địa phương và 200 lao động nước ngoài.

Sau khi hoàn thiện các thủ tục, dự án sẽ khởi công, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị cho hệ thống dây chuyền sản xuất vào quý 1 năm 2024.

Theo kế hoạch, đến quý III/2025, nhà máy sẽ đi vào hoạt động và tiêu thụ khoảng 120.000 tấn cao su/năm (gồm cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp). Trong đó, khoảng 80% nguyên liệu tại Việt Nam, 20% còn lại được nhập từ Trung Quốc.

Hai dự án cuối cùng trong nhóm 10 dự án FDI lớn nhất năm 2023 là từ hai nhà cung ứng lớn của Apple là Foxconn và Luxshare.

Hồi tháng 11, Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký điều chỉnh đầu tư tăng thêm 330 triệu USD để mở rộng sản xuất  cho Công ty TNHH Luxshare- ICT Việt Nam. Dự án đầu tư được thực hiện tại KCN Quang Châu (huyện Việt Yên), trên diện tích hơn 291.000 m2. Mục tiêu của dự án là sản xuất linh kiện điện tử. Tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh của Công ty TNHH Luxshare-ICT Việt Nam tại tỉnh Bắc Giang hơn 504 triệu USD.

Tập đoàn Foxconn, đối tác hàng đầu của Apple năm 2023 cũng quyết định đầu tư dự án 100 triệu USD tại Khu Công nghiệp WHA Industrial Zone 1- Nghệ An. Hiện tập đoàn đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư triển khai dự án với diện tích 48 ha tại Nghệ An.            

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0876 242 242