Cây cà phê là loại cây có giá trị kinh tế cao, nhất là với những loại cà phê sạch, an toàn mà chất lượng. Vậy kỹ thuật trồng cà phê hiệu quả TR4 là như thế nào? Và để đảm bảo được năng suất cao ổn định, chất lượng thì cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cụ thể ra sao?
Khi yêu cầu người dùng ngày càng cao, cà phê không chỉ phải ngon, chất lượng mà còn phải sạch. Sạch ở đây không chỉ từ khâu thu hoạch cho đến chế biến, mà ngay cả trong quá trình canh tác cũng phải đảm bảo không có các chất gây hại.
Sau đây, Giacaphehomnay.net sẽ chia sẻ đến quý bà con cách trồng cây cà phê năng suất và hiệu quả nhất.
I. Lựa chọn giống:
Chọn giống cây cà phê phù hợp với điều kiện khí hậu và địa hình của vùng bạn định trồng. Có hai loại chính là Arabica và Robusta, mỗi loại có đặc điểm riêng. Vì vậy để có thể trồng hiệu quả thì bà con cần nắm rõ những đặc điểm sau:
1. Arabica (cà phê chè)
Đây là loại cà phê có giá trị cao nhất và đang được ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, nó vẫn chưa quá phổ biến ở nước ta vì nhiều nguyên nhân khách quan.
Khi trồng loại cà phê này cần những yêu cầu sau:
– Độ dốc: <200
– Độ xốp: >60%
– Tầng mặt đất: dày >70cm
– Mực nước ngầm: sâu >100cm
– Hàm lượng mùn: >2,5%
– Nhiệt độ: 15-24 độ C
– Độ cao: 1500m (so với mực nước biển)
– Lượng mưa: 1200-1900mm
– Các yêu cầu khác: Thích hợp với ánh sáng tán xạ, có tối thiểu 2 tháng mùa khô hạn, cần nhiệt độ thấp vào cuối vụ thu hoạch. Loại này ưa khí hậu mát, hơi lạnh.
2. Robusta (cà phê vối)
Đây là loại cà phê thường được dùng để sản xuất cà phê hòa tan, nó không được đánh giá cao về mặt chất lượng. Và hàm lượng caffein so với Arabica có phần cao hơn.
Khi trồng loại cà phê này cần những yêu cầu sau:
– Độ dốc: <200
– Độ xốp: >60%
– Tầng mặt đất: dày >70cm
– Mực nước ngầm: sâu >100cm
– Hàm lượng mùn: >2,5%
– Nhiệt độ: 24-26 độ C
– Độ cao: 1500m (so với mực nước biển)
– Lượng mưa: >2000mm
– Các yêu cầu khác: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cần độ ẩm cao. Loại này ưa khí hậu mát, hơi lạnh.
Bà con nên dùng các loại giống ghép thay vì dùng cây ươm bằng hạt, cà phê mít cũng là một ý tưởng hợp lý. Vì chúng có đặc khả năng chống chịu sâu bệnh và hạn hán tốt.
II. Chuẩn bị đất:
Cây cà phê thích hợp với đất cát, đất phù sa giàu chất hữu cơ và có dòng chảy tốt để thoát nước. Đảm bảo đất đã được làm cấy và phân bón thích hợp trước khi trồng. Đặc biệt phù hợp với loại đất Bazan, vì chúng có nhiều đặc tính lý hóa tốt.
Song vẫn phải đảm bảo các yêu cầu như: độ tơi xốp cao, tầng đất mặt dày, độ dốc phù hợp và độ thoát nước tốt.
Thời vụ gieo trồng:
Bắt tay vào thực hiện trong mùa khô, phải đảm bảo trước khi trồng đất đã được cày bừa kỹ càng (dọn sạch cỏ, tàn dư thực vật) , bà con có thể cân nhắc trồng thêm 3 đến 4 vụ liên tục các loại cây họ đậu để nhằm cải thiện đất.
Kết thúc kỳ gieo trồng vào mùa khô 1 đến 2 tháng.
Cách đào hố trồng cà phê:
Nên đào trước 1 đến 2 tháng với yêu cầu sau:
– Chiều dài: 40cm
– Chiều rộng: 40cm
– Độ sâu: 50cm
Tuy nhiên với những mặt đất xấu/khô cằn thì bà con có thể cân nhắc đào theo kích thước:
– Chiều dài: 40cm
– Chiều rộng: 40cm
– Độ sâu: 60cm
Đồng thời, ta sẽ bón lót, trộn đều đất đã được đào lên để đắp lại cao hơn miệng hố 10 đến 15 cm. Nhớ tưới nước để giữ ẩm cho đến khi trồng.
Thiết kế lô trồng
Địa hình tương đối ít dốc, thích hợp nhất là khoảng 80 đến 200.
Trên những vùng đồi núi thiết kế trồng theo đường đồng mức, theo hướng chống xói mòn, đường di chuyển thuận tiện cho việc chăm sóc và cơ giới hóa. Nếu diện tích canh tác nhỏ thì có thể không chia lô nhưng vẫn phải trồng theo đường đồng mức.
Chiều dài của lô song song với đường đồng mức, những lô lớn có diện tích lớn từ 15 – 20 ha thì chia thành các lô nhỏ để tiện cho việc quản lý và chăm sóc. Chiều dài lô chuẩn theo hàng 400 – 500 m và rộng 50 m, các đường phân lô khoảng 2 – 3 m.
Mật độ trồng
Tùy thuộc vào mỗi loại giống cà phê khác nhau, cà phê Arabica có mật độ trồng dày hơn Robusta.
Địa hình bằng phẳng, đất tốt thì cà phê Robusta trồng ở khoảng cách 3 x 3 m, còn ở địa hình dốc lớn hơn 80 và đất xấu thì tăng mật độ trồng, cây cách cây 2,5 m và hàng cách hàng 3 m. Mỗi hố có thể trồng 1 – 2 cây.
Cà phê Arabica thì có đến 3 loại được trồng ở nước ta (Caturra, Typica và Catimor), khoảng cách hàng cách hàng từ 1,8 – 3 m, cây cách cây từ 1 – 2,5 m tùy vào loại cà phê và địa hình mà thay đổi khoảng cách sao cho hợp lý. Mỗi hố chỉ trồng 1 cây.
Gieo hạt hoặc trồng cây con:
Hạt cà phê có thể được gieo trực tiếp vào đất hoặc trồng cây con từ hạt giống. Đảm bảo khoảng cách giữa các cây để tạo không gian cho sự phát triển của cây.
Thời điểm trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa, để tận dụng được lượng nước mưa, vừa tiết kiệm chi phí cũng như công tưới nước cho bà con. Tuy nhiên, bà con cần theo dõi và đảm bảo đất không bị ngập úng, có thể trồng cuối mùa mưa nhưng phải đảm bảo đủ nước tưới cho cây.
Trên hố đã đào trước đó, bà con dùng cuốc đào 1 lỗ to hơn kích thước bầu cây con (sâu 25 – 30 cm, rộng 15 – 20 cm). Xé túi bầu nhẹ nhàng, tránh làm bể bầu và đặt cây xuống hố, điều chỉnh cho cây đứng thẳng giữa hố rồi lấp đất lại, nén chặt ngang bầu.
Trồng dặm
Khoảng 15 – 20 ngày sau khi trồng, bà con kiểm tra vườn và trồng dặm vào những cây đã bị chết, những cây bị còi cọc và không có khả năng phát triển. Thao tác trồng như lúc đầu và phải kết thúc trồng dặm khoảng 1 – 2 tháng trước khi mùa mưa kết thúc.
Chăm sóc cây cà phê:
Tưới nước: Cây cà phê cần nước đều đặn, nhưng đừng làm cho đất quá ngấm nước. Nước đọng có thể gây hại cho cây.
Một số vùng có khí hậu ôn hòa, mát mẻ và có mùa khô không kéo dài khắc nghiệt nên chỉ cần tưới ít hoặc thậm chí không cần tưới đến vài năm. Nhưng có vùng thì tưới 3 – 4 lần trong mùa khô.
Nguồn nước tưới phải sạch, không bị ô nhiễm bởi các chất thải, các chất hóa học. Trung bình lượng nước tưới các năm như sau:
Năm 1 (trồng mới): 120 L/gốc, chu kỳ tưới là 22 ngày 1 lần.
Năm 2 (trong giai đoạn kiến thiết cơ bản): 240 L/gốc và cách khoảng 22 – 24 ngày tưới 1 lần.
Năm 3 (thu bói được từ 2,5 tấn nhân/ha): 320 L/gốc với chu kỳ tưới như năm 2.
Thời kỳ kinh doanh: Đợt đầu tưới 600 L/gốc, những lần sau thì tưới 400 – 500 L/gốc, chu kỳ 25 – 30 ngày tưới 1 lần.
Phân bón:
Cung cấp phân bón hữu cơ hoặc hóa học phù hợp để hỗ trợ sự phát triển của cây cà phê. Bà con nên ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ để an toàn cho sức khỏe, mà vẫn đảm bảo được năng suất, chất lượng cao lại thân thiện với môi trường, góp phần cải tạo đất.
– Bón lót
Tùy vào tình trạng đất trồng của bà con như thế nào mà điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Trung bình bón từ 1,5 – 2 kg phân bón hữu cơ/hố và tiến hành giữ ẩm.
– Bón thúc
Giai đoạn kiến thiết:
(Khi cây chưa cho thu hoạch): Từ lúc cây còn nhỏ cho đến lúc cây lớn, giai đoạn này ngắn hay dài tùy vào mỗi giống cà phê.
Sau khi trồng được khoảng 3 tháng thì bà con bón bổ sung mỗi gốc từ 0,5 – 1 kg phân hữu cơ/gốc.
Năm thứ 2 trở đi, cứ khoảng 3 tháng thì bà con cũng bón phân bổ sung với lượng phân tương tự.
Giai đoạn kinh doanh:
Cây bắt đầu cho trái và bà con cần chú ý quan sát, theo dõi vườn để nắm rõ những thời kỳ trọng yếu của cây, quyết định đến năng suất cũng như chất lượng cà phê. Khuyến cáo bà con nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ
Trước thời kì phân hóa mầm hoa (ra hoa): Sau khi cắt nước bà con bón 1,5 – 2 kg phân bón hữu cơ/gốc.
Thời kì nuôi trái: Sau khi cắt nước từ 2 – 3 tháng, tiếp tục bón bổ sung 1 – 1,5kg phân bón hữu cơ/gốc.
Thời kì trước thu hoạch khoảng 1,5 – 2 tháng (cuối mùa mưa): Bà con bón bổ sung thêm 1 – 1,2 kg phân hữu cơ/gốc.
Thời kì sau thu hoạch: Bổ sung phân bón khoảng 1,2 – 1,5 kg phân hữu cơ/gốc.
Đối với những vườn cà phê tái canh (cây cà phê trên 25 năm tuổi), hoặc cây bị suy kiệt thì bà con nên tăng khoảng 1 – 1,2 kg lượng phân bón bổ sung ở các thời kỳ.
Bảo vệ cây: Theo dõi và kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nào về sâu bệnh hoặc côn trùng gây hại.
Dùng cuốc vun đất cao lên xung quanh gốc cây, và tạo rãnh nhỏ xung quanh tán, nhằm giảm sự xói mòn và rửa trôi đất.
Dùng rơm rạ khô, lá mía hoặc cỏ khô, thân cây ngô, cây đậu để tủ xung quanh gốc cây, cách gốc khoảng 5 – 10 cm và để một ít đất lên để giữ các nguyên liệu không bị bay đi. Giúp giữ ẩm, hạn chế mọc cỏ dại và sau này sẽ phân hủy thành nguồn dinh dưỡng cho cây.
Lưu ý: Vào mùa khô, thời tiết khô và nắng nóng, bà con nên chú ý phòng ngừa bởi đây là những nguyên liệu dễ bắt cháy.
Cắt tỉa cành tạo tán: Bộ tán có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và việc chăm sóc, thu hoạch sau này.
Tạo thân chính: Là hình thức tạo hình đơn giản ở mỗi cây. Nếu bà con trồng 1 cây/hố thì phải nuôi thêm 1 thân phụ ngay từ năm đầu tiên, ở vị trí càng gần mặt đất càng tốt. Trường hợp trồng 2 cây/hố thì không được nuôi thêm thân phụ mà nên cắt tỉa hết, trừ trường hợp cây bị khuyết tán.
Hãm ngọn: Nhằm khống chế chiều cao của cây ở một mức thích hợp và thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch.
– Lần 1: Đối với cây cà phê thực sinh (cây ươm bằng hạt), hãm ngọn ở độ cao 1,2 – 1,3 m, còn cây cà phê ghép thì hãm ngọn ở độ cao 1 – 1,1 m.
– Lần 2: Khi cây có khoảng 50% – 70% cành cấp 1 bắt đầu phát sinh cành cấp 2, thì tiến hành nuôi chồi vượt trên đỉnh tán. Mỗi thân nuôi 1 chồi cao 0,4 m và duy trì độ cao của cây từ 1,6 – 1,7 m.
Cắt tỉa cành: Ở giai đoạn kinh doanh thường được cắt tỉa 2 lần.
– Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch, cắt tỉa bỏ những cành còi cọc, cành tăm, cành vô hiệu và cành bị sâu bệnh, cành gần sát mặt đất.
– Lần 2: Vào giữa mùa mưa, cắt tỉa các cành thứ cấp mọc ở những vị trí không thuận lợi để tạo độ thông thoáng (nằm khuất trong tán lá, mọc thẳng đứng, mọc chen chúc nhiều cành trên cùng 1 đốt).
Phòng trừ sâu bệnh:
Ở bất kì bộ phận nào cây cà phê cũng có các đối tượng gây hại, phổ biến là các loại sâu đục thân, mọt đục cành, đục quả; các loại rệp vảy trên quả, rệp sáp hại rễ, hại quả; bệnh gỉ sắt, thán thư, bệnh thối cổ rễ, vàng lá, bệnh khô cành, khô quả và thối cuống quả,….
Các loại sâu bệnh hại này, bà con đều có thể phòng ngừa từ trước bằng cách tuân thủ đúng các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc, không sử dụng các chất hóa học và hạn chế các loại phân vô cơ, bởi chúng làm đất nhanh thoái hóa và mất cân bằng sinh thái tự nhiên.
Khuyến cáo bà con nên sử dụng cây giống ghép để có thể tổ hợp được những đặc tính tốt của các giống, sử dụng những giống cây có khả năng chống chịu với sâu bệnh cao. Sử dụng phân bón hữu cơ trong suốt quá trình trồng.
III. Thu hoạch và chế biến:
Cà phê thường được thu hoạch sau khi quả chín màu đỏ. Quá trình thu hoạch thường thực hiện bằng tay bằng cách nhặt từng quả hoặc bằng cách dùng máy thu hoạch. Sau đó, quả cà phê được tách hạt và xử lý để tách vỏ, nhân và các lớp bao quanh.
Xử lý hạt cà phê:
Sau khi thu hoạch, hạt cà phê cần được tách vỏ và làm sạch. Sau đó, hạt cà phê cần được sấy khô để đạt độ ẩm phù hợp trước khi đóng gói và tiêu thụ.
Chế biến và rang cà phê:
Hạt cà phê sau khi được sấy khô có thể được rang để tạo ra mùi vị và hương thơm đặc trưng. Quá trình rang cà phê tùy thuộc vào loại cà phê và sở thích của người chế biến.
IV. Kết luận
Trong mọi giai đoạn của quá trình trồng và chăm sóc cây cà phê, việc duy trì sự cân nhắc và hiểu biết về cảnh quan tự nhiên là rất quan trọng. Vì vậy bà con cần theo dõi và cập nhật kiến thức về cách trồng cây cà phê, cũng như các vấn đề xoay quanh nó. Và đây là một trong những cách trồng cây cà phê mang lại năng suất và hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, bà con có thể tham khảo các loại thuốc hỗ trợ cho việc trồng và chăm sóc cây cà phê như: