Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:8.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:107%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,sans-serif;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Tại Davos (Thuỵ Sỹ) ngày 16/1, hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp và nguyên thủ quốc gia đã bắt đầu hội đàm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2024.
Các diễn giả cấp cao sẽ phát biểu bao gồm Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Chủ đề chính thức của WEF năm nay là “Tái xây dựng niềm tin”.
Tại sự kiện, các quan chức ngân hàng trung ương cũng như tổ chức kinh tế lớn trên thế giới đã chia sẻ nhận định về lạm phát và lãi suất trong 12 tháng tới.
Bà Gita Gopinath, Phó Giám đốc IMF, cảnh báo giờ vẫn còn “quá sớm” để kết luận rằng các ngân hàng trung ương sẽ giảm lãi suất “quyết liệt” trong năm 2024.
Bà nhấn mạnh công việc của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ “vẫn chưa xong” dù lạm phát đã hạ nhiệt. Sức nóng của thị trường lao động Mỹ và châu Âu đe dọa khiến lạm phát tăng trở lại. IMF dự kiến lãi suất sẽ đi xuống trong nửa sau năm 2024.
Bà Gopinah dự đoán lãi suất trong 3 – 4 năm tiếp theo sẽ cao hơn giai đoạn ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Ông Mario Centeno, thành viên Hội đồng Thống đốc ECB, cho biết lạm phát tại khu vực đồng euro đang di chuyển theo quỹ đạo “rất tích cực”. Ông Centeno cũng đồng thời là Thống đốc ngân hàng trung ương Bồ Đào Nha.
Ông lưu ý: “Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định chính sách dựa theo tình hình lạm phát… Một trong những thành công lớn nhất của ECB trong thời gian gần đây là chúng tôi đã có thể giữ kỳ vọng lạm phát trong trung hạn ở mức 2%. Chúng tôi làm được điều này nhờ uy tín của mình và sẽ bảo vệ danh tiếng đó”.
Tuy nhiên, một số nhà hoạch định chính sách khác ở châu Âu lại bày tỏ quan điểm thận trọng hơn ông Centeno. Ông François Villeroy de Galhau, thành viên của Hội đồng Thống đốc ECB kiêm Thống đốc ngân hàng trung ương Pháp, cho biết ông không thể nói trước bao giờ ECB sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Ông bày tỏ: “Nếu hỏi tôi về thời điểm ECB giảm lãi suất, tôi không thể trả lời. Tôi đoán chúng tôi sẽ làm vậy trong năm nay trừ khi có bất ngờ lớn xảy ra. Nhưng chúng tôi không ra quyết định dựa trên tờ lịch, chúng tôi nhìn vào dữ liệu”.
Về hướng đi của lạm phát, ông nói thêm: “Vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng… Chúng tôi vẫn chưa xong việc. Tuy nhiên, quá trình tăng lãi suất đã diễn ra thành công hơn nhiều so với những gì chúng tôi nghĩ một năm trước. Chúng tôi có thể thấy triển vọng hạ cánh mềm của nền kinh tế châu Âu và Mỹ”.
Ngày hôm trước, một thành viên khác của Hội đồng Thống đốc ECB là ông Robert Holzmann cảnh báo ngân hàng trung ương này có thể sẽ đi ngược với kỳ vọng của thị trường và không giảm lãi suất trong năm 2024. Ông nói rõ những người hy vọng ECB bắt đầu hạ lãi suất trong mùa xuân sẽ nếm trải nỗi “thất vọng sâu sắc”.